[tintuc]
XUỒNG BA LÁ Ở MIỀN TÂY
Phương tiện đi lại ở Miền Tây Nam Bộ có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông đường thuỷ, ở một địa bàn mà mạng lưới sông ngòi, kênh rach chằng chịt. Như thông tin Vui Tour được biết thì việc sử dụng ghe xuồng làm phương tiện đi lại, vận chuyển đã trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng này. Có thể nói, cư dân miệt sông nước ra đến ngõ là gần như phải đi xuồng. Ngay từ thưở đi khai hoang của cha ông ta, việc đi lại bằng đường thuỷ vẫn tiện lợi và an toàn nhất.

Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.

Đáng chú ý trong số đó, phương tiện được nhiều du khách nhắc đến và xuất hiện rất nhiều trong hình ảnh hoặc truyền thông nói về du lịch đó chính là chiếc xuống ba lá. Xuồng ba lá Miền Tây có chiều dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. 


Xuồng làm bằng 3 tấm ván gỗ dài ghép lại với nhau tạo thành 1 chiếc xuồng người dân thường quen gọi là xuồng 3 lá, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5 lá.

XUỒNG BA LÁ MIỀN TAY
Các cô gái Miền Tây mặc áo Bà Ba đội nón là chèo xuồng
Các bạn đã từng chèo xuồng ba lá chưa?,
Để có cơ hội được tự tay chèo xuồng ba lá, qua các con kênh, rạch nhỏ ở Miền Tây, thì các bạn có thể tham khảo chương trình Tour Du Lịch Miền Tây 1 Ngày tại Cù Lao Thới Sơn hoặc ở Cù Lao Tân Phong. Hai địa điểm du lịch này, có chương trình chèo xuồng ba lá thực tế trên sông và các con kênh nhỏ, các bạn tham khảo nhé.

Công dụng xuồng ba lá:
Ngày xưa khi vùng đất mới còn hoang vu và giao thông đi lại rất khó khăn, với đặt thù địa hình sông nước chằn chịt Xuồng Ba La được chọn làm phương tiện chũ lực. Người ta gọi Xuong 3 La là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Hay còn có cách gọi khác là ''đi bằng tay ''. Vì chỉ cần có đôi tay chèo thôi, thì khoảng đường bao xa cũng có thể đi đến. Nhà ai không sắm được xuồng thì có cảm giác như đôi chân bị cột lại, rất khó chịu. Cho dù nghèo đến mấy cũng ráng sắm cho được 1 chiếc xuồng ba lá để làm phương tiện đi lại.
Không chỉ phục vu cho việc đi lại sinh hoạt hằng ngày. Xuồng 3 lá còn có tác dụng rất lớn trong các công cuộc khang chiến, nào là vận chuyển vũ khí, nào là chở lương thực, nào là đưa du kích qua sông...
XUỒNG BA LÁ Ở MIỀN TÂY
Chèo Xuồng Ba Lá trong rừng tràm
Bạn có thể chèo xuồng ba lá ở đâu?: các địa điểm du lịch Miền Tây đặc biệt là các khu du lịch sinh thái, bên trong trang trí thêm các chiếc xuồng ba lá, để du khách có thể chèo thử và chụp hình. Nhưng để chèo xuồng 3 lá thực tế qua các kênh rạch nhỏ, thì bạn nên đi du lịch Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang. Để thuận tiện hơn cho việc chọn điểm du lịch có chèo xuồng ba lá. Vui Tour mời các bạn tham khảo chùm Tour Du Lịch Miền Tây 2 ngày 1 Đêm với các điểm du lịch sông nước, miệt vườn, và dĩ nhiên là sẽ có chương trình bơi xuồng 3 lá nữa.

Cấu tạo xuồng ba lá:

Như đã nêu trên, với tên gọi Ba Lá là được gọi theo cấu tạo của xuống được ghép bởi 3 tấm ván lớn,gồm 2 tấm ván be và 1 tấm ván đáy, chúng tôi nhắc lại để giải thích rõ hơn cho các bạn đang thắc mắc với câu hỏi là: vì sao gọi là xuồng ba lá ?. Để cho chiếc xuồng được giữ chắc, người ta thường dùng những thanh gỗ '' Cong '' tạo thành khung, giống như khung hình xương suồn con cá. 

Bộ khung này có tác dụng giữ chặc các tấm ván lại với nhau để chịu được sức ép của nước từ bên ngoài tác động vào, cố định thân chiếc xuồng, giúp cho xuồng không bị biến dạng.Phía dưới các thanh cong người ta thường khoét những cái lỗ hình bán nguyệt (Người dân ở đây gọi là lỗ lù ), giúp cho các khoang có thể thông nước với nhau để tiện trong việc tát nước khi xuồng có nước do bị tác động trong lúc di chuyển. Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau - nhờ vào sự giống nhau giữ phần đầu và phần đuôi nên xuồng ba lá có tính linh hoạt cao hơn so với các loại ghe, tàu, xuồng khác.

XUỒNG BA LÁ Ở MIỀN TÂY
Đóng các thanh ''Cong ''Xuồng Ba Lá
Trọng tải và cách sử dụng.
Một chiếc xuồng ba lá Miền Tây có thể chở được khoảng 4-5 người, tương đương 200-300kg. Khi xuồng được đóng xong, người ta sẽ đem đi phơi nắng từ 10-2 tuần để ván được khô và nhẹ hơn khi di chuyển, sau đó phí dưới đáy xuồng sẽ được sơn lớp dầu bóng hoặc là được quét 1 lớp mỡ bò cho thấp vào tấm ván để chóng thấm nước và xuồng sẽ lướt nhanh hơn.

Khi chèo xuồng, thường có 2 người, 1 ở đầu và 1 ở cuối xuống, người ở đầu có nhiệm vụ vừa bơi vừa điều chỉnh xuồng, người phía sau dùng sức để chèo làm sao cho xuồng đi với tốc độ nhanh nhất. Trong lúc chèo xuống mỗi người sẽ chèo 1 bên của xuồng. Ví dụ: Người trước chèo bên trái, thì người sau chèo bên phải để giúp giữ cân bằng cho xuồng. Khi chèo thân người hơi chồm về phía trước, nếu người không biết chèo thì thường chèo ngang làm cho xuồng không đi tới được mà chỉ xoay vòng.

XUỒNG BA LÁ Ở MIỀN TÂY
Khách Nước Ngoài Chèo Xuồng Ba Lá
Như vậy Ghe - Xuồng là hình ảnh đã gắn liền với đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ, từ nhiều thế hệ cha ông từ lúc khai hoang mở cỏi đến tận ngày hôm nay. Các bạn có muốn tự tạy mình chèo xuồng ba lá, có muốn về với vùng sông nước màu mở này không. Du Lịch Vui Tour sẽ đưa các bạn đến những vùng đất trù phú ấy và trải nghiệm với phương tiện di chuyển bậc nhất tại Miền Tây Nam Bộ. 

>>Xem thêm các tour du lịch về Miền Tây: http://vuitour.com/du-lich-mien-tay


* Đặc Sản Dừa Sáp
[/tintuc]

No comments:

Bài viết mới nhất

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục